NAG Nguyễn Sơn Tùng

Lịch sử người Dao

VÀI LỜI NGỎ GỬI ANH EM NGƯỜI DAO TÂM HUYẾT.

Bài viết của Ts Bàn Tuấn Năng _Ts Bàn Tuấn Năng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh– Trưởng ban đại diện nhóm “Người Dao Việt Nam – gắn kết từ bản sắc”.

Nhân bài dịch của bạn Phàn Kim Thành của một học giả Trung Quốc bàn về tục thờ Bàn Vương, mình muốn chia sẻ đôi điều cùng anh em, tránh hiện tượng “Yêu quá xảy ra ngộ nhận”..

  1. Người Dao (chính xác hơn là Mông Dao) là dân tộc có tuổi đời già. Nhiều học giả nghiên cứu sâu về người Dao đều khẳng định tuổi của dân tộc này vào khoảng 5.400 – 6.000 năm. Họ là chủ nhân của vùng hạ lưu sông lớn Hoàng Hà trước khi người Hán tiến xuống đồng bằng.
  2. Trung tâm tụ cư của người Dao sau thiên di giai đoạn đầu, khi đã phân chia thành hai nhóm Mông và Dao rõ rệt, thì người Dao ở khu vực Hồ Động Đình (tiếp giáp của 2 tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc hiện nay. Lưu ý thêm: Hồ Bắc là tỉnh có thành phố Vũ Hán, nơi khởi nguồn của đại dịch CoVid 19 vừa qua). Đây được coi là giai đoạn đầu của cuộc thiên di người Dao.
  3. Về câu chuyện VƯỢT BIỂN của người Dao: Hãy nhớ, Biển ở đây là khái niệm có tính ước lệ khi trình độ con người còn vô cùng thô sơ. (Xưa, các sông lớn không hề có dòng chảy cố định ở đồng bằng. Ngay như Sông Hồng của chúng ta cũng vậy. Dòng chảy của sông Hồng có thể chảy tràn qua Hà Nội, đổi dòng trên địa bàn các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ rất nhiều). Do đó, khái niệm VƯỢT BIỂN của người Dao ghi trong sách cổ cần được hiểu khởi đầu là VƯỢT SÔNG LỚN. Nên sau này, nhiều người chưa hiểu cứ cãi – gia phả dòng họ tôi ghi là đi theo đường bộ chứ k đi biển. … Điều đó đúng. Nhưng Gia phả khác với Bảng Văn mọi người ạ. Dòng họ nào giữ được bảng văn và địa bàn vua cấp cho Bàn Hồ các vùng đất ban đầu thì mới là tài liệu TƯƠNG ĐỐI CỔ. Còn khởi nguyên từ giai đoạn đầu mà ông tổ chúng ta là SUY VƯU/XI VƯU cùng nhà nước TAM MIÊU… thì chưa có chữ để ghi chép lại. Các ghi chép sau này chỉ là hồi tưởng của những thế hệ đi trước. Nên là, để nghiên cứu được quá trình này, cần rất nhiều phương pháp khoa học, cần nhiều biểu tượng, nhiều giải mã .. trong văn hóa… Chứ k thể chỉ cập nhật và nghiên cứu bằng tài liệu ghi chép của các dòng họ được.
  4. Các gia phả ghi chép lại hiện nay của người Dao ở Việt Nam thường quá lắm cũng chỉ đến 25-30 đời. phổ biến là vào khoảng 15 – 17 đời – tính đến thời điểm hiện tại. Một đời người theo khoa học của chuyên ngành DÂN TỘC HỌC tính trong khoảng 20 – 25 năm. Nghĩa là 20 tuổi ông sinh ra bố; đến khi ông 40 tuổi thì con sinh ra cháu…. Nhưng tôi cứ tạm tính già là 25 năm/1 đời người. Vậy thì theo gia phả ghi chép – sự hiện diện của người Dao ở Việt Nam cũng vào khoảng từ 850 năm – trên dưới 300 năm. Thậm chí có nhóm Dao cuối thế kỷ 19 mới đến Việt Nam. DO ĐÓ, NHỮNG BẠN CÓ GIA PHẢ ĐỂ ĐỌC HIỂU XIN ĐỪNG NHẦM SANG QUAN NIỆM MỘT ĐỜI NGƯỜI LÀ 100 NĂM NHÉ.
  5. Vậy, phần thiếu hụt của dân tộc chúng ta (cứ cho là tối đa gia phả ghi chép được đến 1.000 năm đi, thì còn khoảng 4.000 năm nữa tìm ở đâu?). Điều này chỉ giải quyết được bằng các nghiên cứu khoa học với rất nhiều phương pháp khoa học khác nhau mọi người nhé.
  6. Kết quả nghiên cứu khoa học luôn là kết quả đối chứng, so sánh từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Người đọc có quyền hoài nghi với dòng họ/nhóm của mình… Nhưng không thể lấy chuẩn các mốc thời gian của riêng nhóm mình để phủ nhận cái chung được.
  7. Có cây thì mới có rừng. Nhưng nếu một cây đơn lẻ thì chả khi nào đủ tán che cho đông người và cũng chả ai gọi đó là rừng, dù là cây già…
  8. Nghiên cứu người Dao khó lắm. Ngay như cái tết Thanh Minh thôi: Dao Tiền k di tảo mộ/hoặc ít đi; Dao đỏ ra mộ tảo, vật phẩm thường có bánh dày, bánh mật…; Dao QUần chẹt lại phải cúng tôm cá…. Nếu chỉ căn cứ vào lời kể nôm na của các cụ để giải thích thì sẽ mất đi rất nhiều giá trị văn hóa quý báu của từng nhóm Dao…. Và muốn giải thích được nó – BUỘC PHẢI DÙNG ĐẾN KHOA HỌC.
  9. Đôi lời bày tổ, nhân thắc mắc của một vài anh em về độ tin cậy của tư liệu trong bài viết của 1 học giả Trung Quốc về tục thờ và sùng bái Bàn Vương. Hãy dịch xong đã và đối chiếu. lưu ý thêm với các bạn rằng trong nghiên cứu văn hóa – có trường phái KHUẾCH TÁN VĂN HÓA: VĂN HÓA HÌNH THÀNH TỪ TRUNG TÂM, LAN TỎA RA NGOẠI VI. VĂN HÓA BIẾN ĐỔI MẠNH Ở TRUNG TÂM VÀ HÓA THẠCH Ở NGOẠI VI. Nên là, cũng như Đạo Phật – hình thành ở Ấn Độ, nhưng phát triển mạnh ở trung QUốc (Đại Thừa) và ở Myanma, Thái Lan (Tiểu Thừa), hoặc sử dụng cả 2 phái như ở Việt Nam… Nghĩa là dù Phật Giáo sinh ra ở Ấn Độ nhưng lại phải nghiên cứu nó ở nhiều quốc gia khác. Cũng tương tự như vậy là người Dao, dù sinh ra ở Trung Quốc, nhưng nhiều biểu đạt văn hóa lại diễn ra ở Việt Nam, và buộc phải nghiên cứu ở Việt Nam. Cũng như vậy, người Dao ở Mỹ nay vẫn về Việt Nam tìm mộ tổ cơ mà….vÀ NHƯ TÔI NÓI: CÁI VÁY CỦA DAO TIỀN CÙNG NGHỆ THUẬT CHẤM HOA VĂN BẰNG SÁP ONG TRÊN VẢI; VIỆC CŨNG TÔM CÁ TRONG TẾT THANH MINH CỦA DAO QUẦN CHẸT… LÀ NHỮNG BIỂU ĐẠT VĂN HÓA CỔ XƯA VÔ CÙNG QUÝ, CÓ THỂ ĐÃ KHÔNG CÒN Ở NGƯỜI DAO TRÊN THẾ GIỚI, VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHÚNG TA LÀ PHẢI MANG NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA ĐẶC BIỆT ẤY ĐẾN VỚI THẾ GIỚI.

VÀI LỜI NGẮN DÀI – Ý TẠI NGÔN NGOẠI. RẤT MONG ANH EM CÙNG ĐỌC, SUY NGẪM, COPY VÀ CHIA SẺ NẾU THẤY ĐÚNG VÀ CHÂN THÀNH.

XIN CẢM ƠN Ạ.

Ts.Bàn Tuấn Năng viết ngày 08/04/2020