Tiến sĩ Lý Hành Sơn – Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa Học xã hội Việt Nam. Ghi chú theo Tuyển tập sách (CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM – Tập 4 – Quyển 1) NHÓM NGÔN NGỮ HMÔNG – DAO – Xuất bản lần thứ 2 có chỉnh sửa, bổ sung_NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật – HÀ NỘI 2020.
Về tộc danh
Đến nay, người giao ở nước ta vẫn tự nhận mình là Kiềm Mềm, Kiềm Mùn, Kìm Mần, Bìeo Mùn, Liào Mần, Dù Miền, Dìu Mền, Yìu Miền…. ngoài ra, trước kia, họ được gọi là Động, Xá, Mán… qua đó, có hai nhóm tên gọi: tên người Dao tự nhận và tên người Dao được gọi. Đối với những tên được gọi,Động dùng để chỉ đơn vị cư trú của người Dao, giống như”bản” của người Tây,”làng” của người kinh,…
Những người Dao nói Phương ngữ Miền gọi Động là Lô-Ồng , còn theo phương ngữ Mùn là Giằng,nghĩa là làng . Qua nhiều tài liệu, tên gọi Xá thường xuất hiện ở người Dao ở Tây Bắc, nhất là đối với nhóm Dao Tuyển. Có thể đây là tên gọi mà người Thái ở Tây Bắc trước kia dùng để chỉ các tộc người thiểu số nơi đây, trong đó có người Dao. Thực vậy, trước đây có một số tộc người ở Tây Bắc như Kháng, Khơ Mú, Xinh -mun,… cũng được người Thái gọi là Xá. Còn tên gọi Mán,Có lẽ bắt nguồn từ chữ Man mặc dù xuất xứ tên gọi Man vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, dựa trên các cứ liệu ngôn ngữ và sự biến thể của ngôn ngữ HMong-Dao,GS.TS.Nguyễn Văn Lợi Đã cho rằng,Man Được bắt nguồn từ Hmang, tên tự nhận của tộc người Hmông với nội hàm là người, nhưng về sau, từ Man được dùng để chỉ các tộc thiểu số trong khu vực và trở thành tên được gọi đối với tộc người Dao. Nói chung, đến nay, những tên gọi mà dân tộc khác dùng để chỉ người Dao như Động,Xá,Mán đều không được người Dao ở nước ta chấp nhận.
Nhánh Dao quần chẹt_ Dưới chân núi Ba Vì (còn gọi Tản Viên Sơn), là nơi có 98% người Dao sinh sống. Vùng núi Ba Vì với đỉnh cao nhất 1.296 m, có môi trường thực vật và động vật vô cùng phong phú, nhất là có nguồn dược liệu quý đa dạng.
Riêng một số tên gọi mà người Dao tự nhận như Kềm,Miền,Kiềm Miền,Kìm Mùn,Kìm Mần,.. thì các từ Kềm,Kiềm,Kìm có nghĩa là rừng. Còn từ Miền là người, được phát âm theo phương ngữ Miền, còn hai từ Mùn và Mần cũng có nghĩa là người nhưng phát âm theo phương ngữ Mùn. Vì thế, những tên gọi này đều có chung nội hàm là người ở rừng hai người sinh sống ở rừng núi. Trên thực tế, sinh sống ở rừng núi không chỉ Nhánh có người Dao, mà còn có một số dân tộc khác. Chẳng hạn như người Cao Lan-Sán Chỉ Ở một số địa phương cũng tự gọi mình là Sơn tử Dao, nghĩa là người Dao ở vùng núi hoặc ở nơi núi rừng, con người Sán Dìu ở nhiều nơi cũng tự nhận mình là San Déo Nhin,tức Sơn Dao Nhân . Như vậy, những tên tự nhận của người Dao trên đều không tương đồng với tên tự nhận của một số tộc người khác, nên khó có thể được chấp nhận là tên gọi chính thức của tộc người Dao. Điều đó cũng phù hợp với thực tiễn, bởi lẽ tất cả những tiền tự gọi ấy chỉ được người Dao sử dụng trong khẩu ngữ, không thấy dùng trong văn tự của họ.
Đối với những tên gọi khác mà người Dao tự nhận như Bìeo Mùn,Lìao Mần,Dù Miền,Yỉu Miền,Yểu Miền thì các từ,Miền Mùn hoặc Mần như đã đề cập, đều có nghĩa là người. Nếu theo các nhóm Dao nói phương ngữ Miền thì các từ Dù,Dìu,Yìu,Yểu Đều chung một nghĩa là Dao,Giao,Yao, còn theo các nhóm Dao nói Phương ngữ Mùn, Ừ các em tự nhận của người Dao,từ Dao hay Giao,Yao không chỉ được đồng bào nhắc đến nhiều hơn so với tên tự gọi khác, mà còn được chính người Dao sử dụng rộng rãi trong các tài liệu ghi chép của họ, nhất là các tài liệu cổ. Chẳng hạn, trong bài ca”Qua biển” (Chua khoi dung) tên gọi người Dao được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Rõ ràng, các tên tự nhận là Dìu Miền,Yìu Miền,Lìao Mần,… từ xa xưa đã là tên gọi của tộc người Dao, họ được sử dụng rộng rãi trong khẩu ngữ và trong văn tự của mình. Bởi vậy, tên gọi Dao trở thành tộc danh chính thức của người Dao mà hiện nay đang được sử dụng ở nước ta là hợp lý, vừa phù hợp với nguyện vọng và tâm lý của đồng bào Dao vừa tương đồng với tên gọi là YAO của các cộng đồng người Dao trên thế giới.
Bên cạnh đó, qua thực tế cho thấy, sự phức tạp liên quan đến tên gọi đối với tộc người Dao còn có thể hiện ở một trong những đặc điểm là tộc người này có nhiều nhóm địa phương khác nhau với những cách gọi khác nhau. Nếu theo tên tự gọi, tên phiếm xưng và những tên gọi mà tộc người khác hay gọi thì có trên 20 nhóm Dao. Song, theo phân loại của nhiều nhà dân tộc học, căn cứ vào một số đặc điểm văn hóa, người Dao ở Việt Nam 🇻🇳 Được chia thành 07 nhóm :
1~Dao đỏ”Dao Đại Bản”
2~Dao tiền(Dao đeo tiền hoặc tiểu Bản”
3~Dao quần chẹt
4~Dao lô gang”Lù Gang “Dao Thanh Phán”
5~Dao quần trắng “Dao Họ”
6~Dao Thanh Y ”Dao Chàm”
7~Dao Tuyển “Dao Áo Dài”
Nếu phân loại theo ngôn ngữ thì có ai Phương ngữ : nói Phương ngữ Miền gồm các nhóm :
Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang;
Nói Phương ngữ Mùn có cá
“Nếu phân loại theo ngôn ngữ thì có ai Phương ngữ : nói Phương ngữ Miền gồm các nhóm :
Dao Đỏ,Dao Tiền,Dao Quần Chẹt,Dao Lô Gang;
nói Phương ngữ Mùn có các nhóm :
Dao Quần Trắng,Dao Tuyển và Dao Thanh Y”
Riêng về nguồn gốc lịch sử, cuội nguồn sinh tụ, quá trình hình thành và sự phân hóa tộc người Dao thành các nhóm địa phương vẫn chưa được các nhà khoa học chứng minh cụ thể, mà chỉ dừng lại dưới dạng giả thuyết. Cụ thể, ở Trung Quốc hiện nay, vẫn tồn tại hai luồng ý kiến. Một ý kiến cho rằng, người Dao với hơn 1500 năm lịch sử, có nguồn gốc liên quan đến cư dân ở quanh hồ Động Đình, nay thuộc phía Tây Hồ Nam và Tây Hồ Bắc. Dưới thời Hán, vùng này thuộc quận Vũ Lăng lên trong sử sách cũ của Trung Quốc gọi cư dân sống ở đây từ thời Tần Trở về trước là Man Vũ Lăng. Sau thời Đông Hán,Man Vũ Lăng chia thành hai chi lớn, trong đó một chi từ trung tâm(nay thuộc Tây Hồ Nam) tỏa ra vùng giáp ranh ba tỉnh hiện nay là Quý Châu, Tứ Xuyên, Hồ Bắc. Do sống ở thượng du năm khe suối với tên gọi hồi đó là Khê Hùng,Khê Võ,Khê Dậu,Khê Nguyên,Khê Thìn nên mới có tên gọi Man Ngũ Khê. Chi này là tổ tiên các tộc người Hmông,Dao,Lão,Liêu,Choang,Đồng,…
Chi thứ hai di cư vào Trung Nguyên sinh sống, đến thế kỷ VI Đã bị người Hán đồng hoá…
Theo ý kiến thứ hai, từ xưa tổ tiên người Dao sống ở vùng Hoàng Hà, thuộc liên minh bộ lạc do Suy Vưu thống lĩnh, về sau bị các bộ lạc Hoàng Đế, Viêm đế đánh bại, phải di cư xuống phía Nam, nhập vào bộ lạc Nam Man.”Vưu” là phiên âm Hoa Việt ở thời nhà Đường, còn theo phiên âm Bắc Kinh dưới thời nhà Minh là “YAO”,tức người Dao, cuối thời nhà Thương,nhóm Nam Man, sống ở vùng núi Kinh, nên gọi là Kinh man. Đến thời Chu, nhóm kinh man bị đánh bại phải gì về Vũ Lăng, nghi Suong. Ở thời Xuân Thu, Kinh Man liên kết với các nước Tấn, Thái, sở để chống lại nước hằng. Từ đó, có một nhóm Kinh Man thiên di về khu vực Giang Lăng và hội tụ ở núi Cối Kê, một số khác đi về phía tây và họp lại với các nhóm kinh màn khác để quy phục nước Sở. Đến thời Tần và Hán, nhóm Kinh Man tiếp tục vượt Trường Giang để đi xuống phía nam. Thời đó, sử sách thường lấy địa danh nơi họ cư trú để đặt tên lên mới xuất hiện các tên gọi: Man Trường Sa,Man Vũ Lăng,hay Man Ngũ Khê. Từ thời Tùy, đường đến thời Tống, người Dao từ trung tâm, nay thuộc Hồ Nam tỏa ra các vùng tây nam Giang Tây, bác Quảng Tây, ba Quảng Đông. Đến thời Nguyên và Minh, người Dao thiên di vào vùng Lưỡng Quảng, rồi vào Quý Châu, Vân Nam, Việt Nam, Lào….
(Ở Việt Nam, dựa vào các thư tịch cổ của Trung Quốc và của người Dao cũng có hai ý kiến, có ý kiến cho rằng, tổ tiên người Dao và Hmông là nhóm người man, cư trú rải rác khắp trên sông Dương tử và sông Tây Giang ở Trung Quốc từ những năm 2000 trước công nguyên)
Ở Việt Nam, dựa vào các thư tịch cổ của Trung Quốc và của người Dao cũng có hai ý kiến, có ý kiến cho rằng, tổ tiên người Dao và Hmông là nhóm người man, cư trú rải rác khắp trên sông Dương tử và sông Tây Giang ở Trung Quốc từ những năm 2000 trước công nguyên. Cùng ý kiến này có Giáo sư Trần Quốc Vượng, phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn khắc Tùng nhà nghiên cứu Phan Ngọc khuê, chẳng hạn, theo Phan Ngọc Khuê tổ tiên người Hmông và Dao ban đầu cư trú ở phía Nam Trường Giang của Trung Quốc, chủ yếu ở khu vực hồ động đình, vào khoảng cuối thiên niên kỷ || trước công nguyên. Ý kiến thứ hai là của giáo sư Đặng Nghiêm Vạn cho rằng tổ tiên người Hmông và Dao đã sinh tụ trên một dải đất giữa sông Hoàng Hà và sông Trường Giang. Do chiến tranh liên miên đã buộc họ phải thiên di, rồi có mặt ở vùng giữa hồ Động Đình và Bành Lãi vào thời vua Vũ. Cứ như vậy, sau mỗi triều đại trung Quốc, người Hmông và Dao lại di cư xuống phía nam. Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn còn nhận định việc tổ tiên người Hmông và Dao sinh tụ ở phía Bắc, có thể cả vùng Hoàng Hà hay chí ít cũng đã gần 1000 năm tiếp giáp với miền Hoa Hạ là chủ nhân của văn hóa phương Bắc, điều này được chứng minh thêm bởi sự có mặt của một số yếu tố phương Bắc trong văn hóa của người Dao và Hmông , còn lưu lại đến ngày nay.
Nhìn chung, về cơ bản, ý kiến của các nhà khoa học Việt Nam và Trung Quốc có sự tương đồng, chỉ khác biệt về thời điểm người giao di cư từ Trung Quốc vào Việt Nam. Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Tụng, việc đi cư của người Dao vào Việt Nam là một quá trình dài, có thể bắt đầu từ thế kỷ X||| Cho đến những năm 40 của thế kỷ XX :” những người Dao hiện nay cư trú ở vùng Tây Bắc bộ đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ X||| Và đi theo đường bộ. Còn những người Dao ở Đông Bắc bộ và một số tỉnh trung du cũng đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 18 cho đến đầu thế kỷ 20 họ đi bằng đường thủy là chủ yếu”.
Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, trong trường ca “qua biển” có nhắc đến Đại Minh Quốc lên có thể người Dao Tiền và Dao quần chẹt đến Việt Nam vào thời Minh(thế kỷ XIV-XVII) Song, trường ca này có nói Đến năm Giáp Dần, Ất Mão (1015,1075,1135) và nhắc tới Lý Hoàng lên cũng có giả thuyết rằng sự gì cứ đó được khởi đầu sớm hơn, vào khoảng thế kỷ XI ~ Đến thế kỷ XIII.
Tuy vậy, theo Giáo sư Trương hữu Tuấn, học giả người Dao Trung Quốc tại hội thảo quốc tế lần thứ bẩy về người Dao ở Thái Nguyên năm 1995, vào thời Đường và Tống, người Dao chủ yếu sinh sống ở vùng Hồ Nam, chỉ một số sống ở miền Bắc Lưỡng Quảng Trung Quốc, còn ở thời Nguyên, trung tâm cư trú của họ mới bắt đầu di chuyển xuống phía Nam: chỉ đến thời Minh, vùng Quảng Tây mới là khu vực cư trú của người Dao; vì vậy, vào thế kỷ thứ XIII, tức cuối thời Tống đầu thời Nguyên, ở Trung Quốc người Dao chưa thể di chuyển vào Việt Nam 🇻🇳. Do đó, theo giáo sư Trương hữu Tuấn cho rằng, người Dao di cư vào Việt Nam từ thế kỷ XIII, hiện nay thực sự còn thiếu căn cứ, bởi trong thời điểm đó người Dao còn chưa thâm nhập vào miền Nam Lưỡng Quảng và trong sử liệu cũng chưa thấy có sự ghi chép về mặt này. Nhưng nếu cho rằng người Dao di cư vào Việt Nam từ cuối thời Nguyên đến đầu thời Minh, tức từ thế kỷ XIII, là có thực.
Có thể nói, thời điểm sớm nhất mà người Dao di cư vào Việt Nam vẫn đang cần được tiếp tục nghiên cứu thêm. Song, hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất tương đối về những con đường mà người Dao di cư từ Trung Quốc vào Việt Nam gồm đường bộ và đường thủy,Về đường bộ, có ba đường chính: một đường từ phía Đông biên giới Việt Nam -Trung Quốc, cụ thể là đi từ vùng Phòng Thành,Thượng Tứ,… thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc vào tỉnh Quảng Ninh Việt Nam, rồi đến một số tỉnh khác của Việt Nam 🇻🇳 đường bộ thứ hai đi từ vùng Ninh Minh của tỉnh Quảng Tây -Trung Quốc vào các tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam. Bộ thứ ba là đi qua biên giới phía Tây Việt Nam Trung Quốc, tức đi từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc vào tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Ngoài ra,một số họ giả Trung Quốc 🇨🇳 còn cho rằng người Dao đã vượt biển từ Quảng Đông,Quảng Tây tới đảo Hải Nam -Trung Quốc và từ đó đi vào tỉnh Quảng Ninh(Việt Nam)rồi đến một số tỉnh khác của Việt Nam
Về dân số và địa bàn cư trú,giống như nhiều dân tộc khác,dân số người Dao ở nước ta tăng lên khá nhanh.Theo kết quả điều tra dân số miền Bắc Việt Nam 🇻🇳 ngày 01/03/1960, tộc người Dao chỉ có 186.071 người,còn tổng điều tra dân số vào năm 1979 là 346.785 người, nhưng theo tổng điều tra dân số năm 1989 thì người Dao ở nước ta đã tăng lên đến 473.945 nhân khẩu, Đứng thứ 9 trong bản danh mục các dân tộc Việt Nam. Sau đó 10 năm, dựa vào kết quả của tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, nước ta đã có tới 620.538 người Dao,chiếm 0,8 % tổng dân số cả nước trên cơ sở kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc dao ở Việt Nam hiện nay có 751.067 nhân khẩu, phân bố cư trú ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc và trung du Bắc bộ(636.523 người)Tây Nguyên(35.176 người) và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ(8.796 người) trong đó, người Dao chủ yếu tập trung ở các tỉnh, tỉnh thành phố như Hà Giang (109.708 người), Tuyên Quang (90.618 người), Lào Cai(88.379 người), Yên Bái (83.888 người), Quảng Ninh(59.156 người), Bắc Kạn (51.801 người), Cao Bằng(51.124 người), Lai châu(48.745 người), Lạng Sơn (25.660 người), Thái Nguyên (25.360 người), Sơn La(19.013 người), DăcLak(15.303 người), Hoà Bình (15.233 người), Dak Nông (13.932 người), Phú Thọ (12.986 người), Bắc Giang(8.751 người), Thanh Hoá (5.465 người), Điên Biên(5.251 người)..
còn tiếp….continue.
Photo by Nguyễn Sơn Tùng.10/2020